Thứ Ba, 25 tháng 9, 2018

CÔNG BỐ THỰC PHẨM THEO NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP NHƯ THẾ NÀO?


   Nhắc đến công bố chất lượng thực phẩm có rất nhiều câu hỏi được đưa ra từ phía cá nhân cũng như doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thực phẩm:
* Công bố chất lượng thực phẩm và Công bố hợp quy, công bố phù hợp khác nhau thế nào?
* Công bố tiêu chuẩn chất lượng là gì?
* Tại sao phải công bố chất lượng thực phẩm?
* Những sản phẩm nào cần công bố tiêu chuẩn chất lượng?
* Quy trình công bố chất lượng thực phẩm như thế nào?

1. Công bố tiêu chuẩn chất lượng
a. Công bố chất lượng thực phẩm
    Công bố tiêu chuẩn chất lượng còn gọi là công bố tiêu chuẩn sản phẩm, hay gọi tắt là công bố sản phẩm.
- Theo Nghị định số 15/2018/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 2/2/2018 – Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn Thực phẩm: Công bố tiêu chuẩn sản phẩm bao gồm Tự công bố và Công bố phù hợp quy định an toàn Thực phẩm. 
* Nhóm tự công bố:
-       Thực phẩm bao gói sẵn
- Phụ gia thực phẩm
- Chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Dụng cụ, vật liệu bao gói
* Nhóm công bố:
- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe
- Thực phẩm dinh dưỡng y học
- Thực phẩm dành cho chế độ đặc biệt
b. Công bố hợp quy, công bố phù hợp
* Đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (sau đây gọi chung là sản phẩm) đã có quy chuẩn kỹ thuật (gọi tắt là QCVN) phải được công bố hợp quy và đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.
* Sản phẩm chưa có quy chuẩn kỹ thuật phải được công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường cho đến khi quy chuẩn kỹ thuật tương ứng được ban hành và có hiệu lực.

2.  Tại sao phải công bố chất lượng thực phẩm?
  Chất lượng sản phẩm thực phẩm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người, vì vậy sản phẩm thực phẩm sản xuất trong nước, các sản phẩm thực phẩm nhập khẩu đều phải tiến hành công bố sản phẩm.
 Theo nghị định số 15/2018/NĐ-CP của chính phủ quy định các tổ chức, cá nhân tham gia vào hoạt động kinh doanh, sản xuất thực phẩm tại Việt Nam phải tiến hành công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm thực phẩm.

3. Quy trình công bố chất lượng thực phẩm


Để biết thêm các thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ:
Ms. Nguyễn Trâm - 0903 505 830
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2018

HỢP QUY CƠ SỞ SẢN XUẤT THỨC ĂN CHĂN NUÔI

CƠ SỞ SẢN XUÂT THỨC ĂN CHĂN NUÔI THƯƠNG MẠI PHẢI LÀM HỢP QUY CƠ SỞ ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐẢM BẢO VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM THEO
QCVN 01-77:2011/BNNPTNT 



Căn cứ Điều 7 Nghị định 39/2017/NĐ-CP điều kiện đối với cơ sở sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi, thủy sản phải đáp ứng các điều kiện sau:

  1. Địa điểm sản xuất, gia công phải nằm trong khu vực không bị ô nhiễm bởi những yếu tố như chất thải, hóa chất độc hại, chuồng trại, nuôi trồng thủy sản. 
  2. Khu sản xuất có tường, rào ngăn cách với bền ngoài. 
  3. Có báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về môi trường 
  4. Yêu cầu về nhà xưởng và trang thiết bị
    - Khu vực sản xuất thiết kế và bố trí theo quy tắc một chiều để tránh lây nhiễm chéo
    - Có dây chuyền sản xuất phù hợp từng sản phẩm; có kệ để nguyên liệu và thành phẩm
    - Có kho bảo quản nguyên liệu
    - Đối với cơ sở sản xuất thức ăn có chưa kháng sinh phải có nơi pha trộn riêng
    - Có thiết bị dụng cụ đo lường đảm bảo chất lượng
    - Có thiết bị, dụng cụ (quạt, sàng, nam châm,….) để kiểm soát các tạp chất
    - Có giấy chứng nhận phòng cháy chưa cháy
    - Có thiệt bị hút bụi, xử lý chất thải phù hợp 
  5. Người phụ trách kỹ thuật phải có trình độ từ đại học trở lên một trong các chuyên ngành, chăn nuôi, thú y, công nghệ thực phẩm, công nghệ sinh học,… 
  6. Có hoặc thuê phòng thử nghiệm để phân tích chất lượng thức ăn trong quá trình sản xuất, gia công 


        Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành quy chuẩn kỹ thuật chi tiết và cụ thể các quy định về các yêu cầu kỹ thuật đối với các tiêu chí nêu trên. QCVN 01-77:2011/BNNPTNT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia cơ sở sản xuất thức ăn chăn nuôi thương mại - điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm QCVN 02-14:2009/BNNPTNT về cơ sở sản xuất thức ăn công nghiệp nuôi thuỷ sản – điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm, vệ sinh thú y và bảo vệ môi trường

=====================================================
TRUNG TÂM CHỨNG NHẬN VIETCERT
Hotline: 0903 505 940

Thứ Ba, 11 tháng 9, 2018

NHỮNG NỘI DUNG MỚI CỦA NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP

    Nghị định số 15/2018/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật an toàn thực phẩm vừa được Chính phủ ban hành ngày 02/02/2018 và có hiệu lực thi hành vào 02/02/2018 thay thế cho nghị định 38/2012/NĐ-CP. 

Trong nghị định mới này, có những nội dung thay đổi như sau:

1. Cho phép doanh nghiệp tự công bố sản phẩm (Điều 4 đến Điều 8)
     Trước đây Nghị định số 38/2012/NĐ-CP quy định thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn; phụ gia thực phẩm; chất hỗ trợ chế biến thực phẩm; dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm (gọi chung là sản phẩm) phải được công bố hợp quy hoặc công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm và đăng ký bản công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được xác nhận trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường.

     Nghị định 15 quy định thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn, phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến thực phẩm, dụng cụ chứa đựng thực phẩm, vật liệu bao gói tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm phải được công bố trước khi lưu thông trên thị trường. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực hiện tự công bố sản phẩm, chịu trách nhiệm hoàn toàn về ATTP của sản phẩm đó và gửi bản tự công bố đến cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ định.

      Đối với 3 nhóm sản phẩm: thực phẩm bảo vệ sức khỏe, thực phẩm dinh dưỡng y học thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ đến 36 tháng tuổi; phụ gia thực phẩm hỗn hợp có công dụng mới, phụ gia không thuộc danh mục phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm của Bộ Y tế phải đăng ký công bố với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

2. Cắt giảm mạnh thủ tục đăng ký, công bố, kiếm tra chuyên ngành từ tiền kiểm sang tập trung về hậu kiểm
         Theo nghị định 15, đối với hình thức tự công bố: Hồ sơ yêu cầu bản tự công bố an toàn sản phẩm theo mẫu số 01 ban hành kèm theo Nghị định và Phiếu kết quả kiểm nghiệm an toàn thực phẩm của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ, mẫu nhãn sản phẩm. Đối với hình thức phải đăng ký bản công bố sản phẩm: Trình tự, thủ tục đăng kí được giảm các giấy tờ và thời gian thẩm định hồ sơ rút ngắn từ 15 ngày xuống 7 ngày trừ nhóm thực phẩm bảo vệ sức khỏe từ 30 ngày xuống 21 ngày.

           Căn cứ theo bản công bố của doanh nghiệp, cơ quan quản lý sẽ tăng cường hậu kiểm, kiểm tra, xử phạt nếu phát hiện doanh nghiệp sai phạm.
         Cục trưởng Nguyễn Thanh Phong nhấn mạnh: “Nghị định 15 tạo cơ chế thông thoáng, mở đường cho doanh nghiệp, doanh nghiệp tự công bố sản phẩm, sau khi công bố xong được đi vào sản xuất luôn và tự chịu trách nhiệm với sản phẩm của mình. Doanh nghiệp có quyền lợi, thì khi doanh nghiệp vi phạm phải phạt nặng”.

3. Mở rộng các đối tượng miễn cấp Giấy chứng nhận (GCN) cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm  (Điều 12)
       So với Nghị định số 38/2012/NĐ-CP thì Nghị định 15 mở rộng đối tượng không thuộc diện cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP (Nghị định 38 là 4 đối tượng, Nghị định 15 là 10 đối tượng), cụ thể: Sản xuất ban đầu nhỏ lẻ; Sản xuất, kinh doanh thực phẩm không có địa điểm cố định; Sơ chế nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ; Kinh doanh thực phẩm bao gói sẵn; Sản xuất, kinh doanh dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm; Nhà hàng trong khách sạn; Bếp ăn tập thể không có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm; Kinh doanh thức ăn đường phố; Cơ sở đã được cấp một trong các Giấy chứng nhận: Thực hành sản xuất tốt (GMP), Hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn (HACCP), Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm ISO 22000, Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (IFS), Tiêu chuẩn toàn cầu về an toàn thực phẩm (BRC), Chứng nhận hệ thống an toàn thực phẩm (FSSC 22000) hoặc tương đương còn hiệu lực.

4. Thay đổi trong việc kiểm soát về an toàn thức phẩm đối với thực phẩm nhập khẩu (Điều 13 đến Điều 22)
 Bổ sung thêm các trường hợp được miễn kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm nhập khẩu bao gồm: Sản phẩm là quà tặng, quà biếu trong định mức miễn thuế nhập khẩu; Sản phẩm quá cảnh, chuyển khẩu, trung chuyển, tạm nhập, tái xuất, gửi kho ngoại quan; Sản phẩm nhập khẩu chỉ để sản xuất, gia công nội bộ trong cơ sở; Sản phẩm đã được cấp Giấy tiếp nhận bản đăng ký công bố sản phẩm.

- Bổ sung quy định chi tiết đối với sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu (trước đây quy định tại Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT và Thông tư 12/2015/TT-BNNPTNT).

- Quy định chi tiết phương thức kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu:

+ Phương thức kiểm tra giảm: Trước đây là kiểm tra hồ sơ đối với tất cả các sản phẩm thuộc diện kiểm tra giảm, Nghị định mới quy định chỉ kiểm tra xác suất tối đa 5% lô hàng do Cơ quan Hải quan chọn ngẫu nhiên và chuyển hồ sơ cho cơ quan kiểm tra nhà nước.

+ Phương thức kiểm tra thông thường: Là chỉ kiểm tra hồ sơ thay vì trước đây là kiểm tra hồ sơ, cảm quan và lấy mẫu kiểm nghiệm nếu có nghi ngờ. Ngoài ra, sau 3 lần kiểm tra thông thường đạt thì được chuyển sang phương thức kiểm tra giảm.

+ Phương thức kiểm tra chặt: Chỉ áp dụng đối với trường hợp sản phẩm có cảnh báo của Bộ quản lý chuyên ngành hoặc cơ quan có thẩm quyền tại nước ngoài hoặc của nhà sản xuất hoặc không đạt yêu cầu nhập khẩu tại lần kiểm tra trước đó.

- Về cơ quan kiểm tra nhà nước đối với thực phẩm nhập khẩu: Là cơ quan được Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT hoặc Bộ Công thương giao hoặc chỉ định so với quy định trước đây chỉ có Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và PTNT thực hiện.

5.Thu gọn quản lý về quảng cáo thực phẩm (Điều 26)
Nghị định 15 chỉ quy định 2 nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành Y tế phải được đăng ký và thẩm định nội dung quảng cáo sản phẩm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế, ủy ban nhân dân tỉnh) trước khi quảng cáo.

Các nhóm sản phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành nông nghiệp không có đối tượng phải được đăng ký và xác nhận nội dung quảng cáo.

6.  Quy định rõ về phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
- Quy định cụ thể nguyên tắc phân công trách nhiệm quản lý nhà nước về ATTP trong đó bổ sung:

+ Đối với cơ sở sản xuất nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì cơ quan quản lý sản phẩm có sản lượng lớn nhất trong các sản phẩm của cơ sở sản xuất là cơ quan quản lý.

+ Đối với cơ sở không thực hiện công đoạn sản xuất nhưng kinh doanh nhiều loại sản phẩm thực phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên (trừ chợ đầu mối, đấu giá nông sản) do ngành Công thương quản lý.

+ Đối với cơ sở vừa sản xuất vừa kinh doanh nhiều loại sản phẩm thuộc thẩm quyền quản lý của từ 2 cơ quan quản lý chuyên ngành trở lên thì tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn cơ quan quản lý chuyên ngành về an toàn thực phẩm để thực hiện các thủ tục hành chính.

- Quy định các Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm thuộc phạm vi đuợc phân công quản lý; Bộ Y tế ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc quy định về mức giới hạn an toàn đối với các nhóm sản phẩm theo đề nghị của các Bộ quản lý chuyên ngành; Các Bộ quản lý chuyên ngành có trách nhiệm xây dựng và gửi Bộ Y tế ban hành.

- Quy định rõ trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn, Chủ tịch UBND cấp tỉnh trực tiếp làm Trưởng ban chỉ đạo liên ngành vệ sinh an toàn thực phẩm. Quản lý điều kiện bảo đảm ATTP cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ, thức ăn đường phố, cơ sở kinh doanh, dịch vụ ăn uống, an toàn thực phẩm tại các chợ trên địa bàn và các đối tượng theo phân cấp quản lý.

- Quy định chi tiết Danh mục sản phẩm/nhóm sản phẩm; hàng hóa thuộc thẩm quyền quản lý của 03 Bộ: Y tế, Nông nghiệp và PTNT, Công thương (trước đây được quy định tại Thông tư liên tịch 13/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT).



Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ:
Ms. Nguyễn Trâm - 0903 505 830
  • Đà Nẵng: 28 An xuân, Thanh Khê, Đà Nẵng
  • Hà Nội: 114 Trung Kính, Cầu Giấy, Hà Nội
  • Hồ Chí Minh: 102 Nguyễn Xí, Bình Thạnh, Hồ Chí Minh
  • Đăk Lăk : 12 Trần Nhật Duật, thành phố Buôn Mê Thuột 
  • Cần Thơ: Khu Chung cư Hưng Phú 1, Đường A1, Cái Răng, Cần Thơ 
  • Hải Phòng: Tòa nhà Thành Đạt, Thành phố Hải Phòng

Thứ Tư, 5 tháng 9, 2018

HỢP CHUẨN KHĂN GIẤY ƯỚT TCVN 11528: 2016
------
      Trên thị trường hiện nay các sản phẩm khăn ướt trên được sản xuất với số lượng lớn, có nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng, trong đó có khăn ướt dành cho trẻ em được người tiêu dùng quan tâm có an toàn cho làn da nhạy cảm của bé ? vì thế mà các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp muốn khẳng định thương hiệu chất lượng sản phẩm, người tiêu dùng có thể hoàn toàn an tâm khi sử dụng khăn giấy ướt đạt chuẩn, sẽ lựa chọn làm hợp chuẩn cho sản phẩm khăn ướt theo TCVN 11528: 2016, trong TCVN 11528:2016 có 2 tiêu chí đáng lưu ý là không chất làm trắng hóa học và độ kích ứng da yêu cầu phù hợp không ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.

Trung tâm Giám định và chứng nhận hợp chuẩn hợp quy Vietcert với đội ngũ chuyên gia chuyên nghiệp, dày dặn kinh nghiệm, đội ngũ kỹ thuật đông đảo, nhanh chóng, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, hết mình vì khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng được phục vụ quý khách hàng.

Hãy liên hệ với chúng tôi. Quý khách sẽ được tư vấn đầy đủ, rõ ràng các thắc mắc, Quý Khách Hàng sẽ được tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí. Rất mong nhân được sự quan tâm và hợp tác với Quý Khách Hàng.
Xin chân thành cảm ơn!
Mọi chi tiết xin liên hệ
Trân trọng cám ơn.
Best regards,
-------------------------------------------
TRUNG TÂM GIÁM ĐỊNH VÀ CHỨNG NHẬN HỢP CHUẨN HỢP QUY VIETCERT
Hotline: 0903.505.940
Email: nghiepvu01.vietcert.org